Ý nghĩa dầu động cơ SAE 20W50
Dầu đa cấp:
Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ, do đó các loại dầu đa cấp được phát triển để cung cấp sự bảo vệ trên một phạm vi nhiệt độ hoạt động. Chính vì vậy, loại dầu này còn được gọi là dầu bốn mùa. Ngược lại, dầu đơn cấp chỉ đáp ứng ở một nhiệt độ nhất định. Có thể khẳng định đây là một phát minh vĩ đại. Nhờ nó, người mua không còn phải đau đầu trước sự biến động của thời tiết mà dầu vẫn có độ nhớt thích hợp.
Hiệp hội kỹ sư Ô tô của Hoa Kỳ (Society of Automotive Engineers) đã nghiên cứu về vấn đề này. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của thang đo SAE. Nó biểu thị độ nhớt của dầu ở cả nhiệt độ nóng và lạnh. Chính vì vậy, cấp độ nhớt trên chai dầu được tạo thành từ hai con số.
Làm thế nào để phân biệt dầu đa cấp với dầu đơn cấp? Tuy hệ thống phân loại của SAE tương đối phức tạp nhưng câu trả lời vô cùng đơn giản:
Với các ký hiệu như SAE 15W40, dầu nhớt SAE 20W50, các bạn có thể hiểu đây là dầu đa cấp. Trong khi đó, SAE 40, SEA 50 lại thuộc về nhóm dầu đơn cấp. Sự khác nhau trong tên gọi được thể hiện qua việc có chữ W hay không. Các bạn cần lưu ý điều này để tránh sự nhầm lẫn không đáng có. Chỉ cần đọc kỹ các thông số được cung cấp trên nhãn mác là chúng ta có thể dễ dàng phân biệt hai loại dầu.
Giải thích ý nghĩa dầu nhớt SAE 20W50
Ở đây, chúng ta cần phân tích vấn đề liên quan đến độ nhớt của dầu trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau. Theo thuật ngữ chuyên môn, độ nhớt là khả năng mà chất lỏng có thể chống lại sự biến dạng thông qua ứng suất kéo, hoặc lực kéo. Hiểu một cách đơn giản, độ nhớt nói về độ dày hoặc mỏng của một chất lỏng. Vậy các ký tự dầu nhớt SAE 20W50 có nghĩa là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
+ Số đầu tiên đứng trước “W” mô tả độ nhớt của dầu ở nhiệt độ thấp. Xin được lưu ý: “W” là viết tắt của chữ “Winter” – chỉ mùa đông. Giá trị con số càng thấp thì dầu càng mỏng.
Dầu mỏng hơn ở nhiệt độ thấp là tốt vì nó chảy dễ dàng hơn và có thể bảo vệ động cơ. Nếu dầu quá dày khi lạnh, nó sẽ không lưu thông tự do và sẽ làm giảm khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
Để xác định nhiệt độ khởi động lý tưởng theo ký tự này, chúng ta sẽ lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Bài toán cụ thể sẽ được thực hiện ở phần dưới. Khi thấy xuất hiện chữ W, các bạn có thể hiểu sản phẩm dùng được cho cả mùa đông lẫn mùa hè.
+ Số thứ hai mô tả độ dày của dầu ở nhiệt độ vận hành bình thường của động cơ. Chính vì vậy, nó còn được gọi là độ nhớt hoạt động. Thường thì nhiệt độ động cơ được xác định là 212˚F (áp suất khí quyển tiêu chuẩn). Nếu quy đổi ra thang độ C, thì ta có nhiệt độ hoạt động là khoảng 100˚C.
Số thứ hai càng cao thì dầu càng dày. Nếu nó quá mỏng khi nóng, nó có thể không bảo vệ triệt để cho động cơ. Nếu nó quá dày, hiệu quả vận hành sẽ kém.
Từ những cơ sở nêu trên, chúng ta có thể giải thích thông điệp từ tên của các loại dầu.
+ Dầu nhớt SAE 20W50
Trong môi trường lạnh, độ nhớt của dầu có thể khởi động được là -15˚C.
Ở nhiệt độ làm việc, độ đặc của dầu là 50. Có độ nhớt động học ở 100˚C (17.5-20.5 CST).
Đánh giá về nhu cầu thị trường
Ở các nước thuộc khu vực hàn đới, có tuyết rơi, động cơ thường sử dụng các loại dầu 5W, 10W. Tuy nhiên, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc biệt thời tiết miền Nam nắng nóng quanh năm. Do đó, dầu 15W và 20W được ứng dụng nhiều hơn cả. Tại nước ta, chỉ số này không có ý nghĩa quan trọng nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất bắt buộc phải bổ sung các chất phụ gia.
Trong thời tiết mùa đông, các bạn nên dùng dầu động cơ 15W40. Vào mùa hè, dầu nhớt SAE 20W50 thể hiện khả năng làm việc tốt hơn.
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn hiểu được ý nghĩa dầu động cơ 15W40, 20W50. Ngoài ra, các bạn có thể nắm được khả năng và phạm vi ứng dụng của từng loại dầu.
Vậy đâu là địa chỉ bán dầu động cơ đa cấp chất lượng? Hãy đến MHL chúng tôi là đơn vị sản xuất và chuyên cung cấp dầu nhớt công nghiệp: dầu động cơ tại Đà Nẵng, dầu thủy lực tại Đà Nẵng, dầu truyền nhiệt tại Đà Nẵng, ....
Nguồn: sưu tầm