Hướng dẫn pha nước làm mát cho động cơ theo đúng tỉ lệ
Bạn nên duy trì lượng nước làm mát ở mức cao nhất để động cơ ô tô không bị quá nóng và gây ra một số hư hỏng nghiêm trọng. Nước làm mát cũng giúp giữ cho hệ thống làm mát trong xe không bị hỏng hóc nhờ các chất ức chế sự rỉ sét. Rỉ sét, bụi bẩn có thể làm tắc nghẽn hệ thống làm mát và gây ra sự cố khi vận hành xe. Bạn có thể thực hiện việc thay nước làm mát cho động cơ ô tô ngay tại nhà. Tuy nhiên, có một vấn đề mà nhiều người gặp phải đó chính là: cách pha nước làm mát như thế nào là an toàn và hợp lý!
Quy trình xả nước làm mát cũ trong két
Xác định vị trí nắp của két nước làm mát (bộ tản nhiệt)
Nắp của két nước nằm ở phía trên hoặc trên bình chứa dung dịch làm mát. Một số hệ thống có hai nắp, một để giữ áp suất còn nắp kia chỉ để thải bụi và chất bẩn ra khỏi két nước.
Tháo nắp két nước
Giải phóng áp suất bên trong hệ thống làm mát bằng cách ấn xuống và từ từ vặn nắp ngược chiều kim đồng hồ. Điều này sẽ đảm bảo không có áp suất trong két nước và cho phép không khí đi vào két trong khi chúng ta xả nước làm mát cũ.
Xả nước làm mát cũ
Mở van xả bằng cách vặn ngược chiều kim đồng hồ. Bạn hãy chuẩn bị sẵn một chậu hứng chất lỏng để hứng nước làm mát cũ. Đôi khi nước làm mát sẽ tiếp xúc với các bộ phận khác như khung và các giá đỡ, điều này có thể khiến việc xả nước làm mát khó khăn hơn một chút. Trong những trường hợp này, bạn hãy sử dụng thêm vật dụng để hỗ trợ việc xả nước làm mát để quá trình có thể nhanh hơn. Sau đó, bạn nên làm sạch két nước để đảm bảo toàn bộ dung dịch làm mát cũ đã được đưa ra ngoài và không làm ảnh hưởng đến quá trình bảo dưỡng.
Vệ sinh két nước
Để rửa sạch bộ tản nhiệt, có thể sử dụng nước sạch (nước cất) cho vào và súc rửa nhiều lần. Mỗi lần cho nước vào, hãy khởi động động cơ để làm ấm nóng két nước, sau đó tắt động cơ và xả sạch nước. Lặp lại vài lần như vậy.
Đổ đầy dung dịch làm mát vào két nước
Khi két nước đã được làm sạch, bạn có thể bắt đầu cho nước làm mát động cơ mới vào trong bình chứa nước làm mát. Hãy sử dụng phễu để tránh tràn nước làm mát ra bên ngoài. Sau đó, khởi động động cơ và để động cơ nóng lên từ từ.
Lắp lại nắp tản nhiệt
Trong khi động cơ vẫn chạy, hãy lắp lại nắp của bộ tản nhiệt. Bạn nên đảm bảo rằng đã kiểm tra kỹ mức nước làm mát tiêu chuẩn và không có bọt khí trong két nước. Vì nếu có bọt khí, nó sẽ làm giảm chất lượng của nước làm mát. Đồng thời hãy kiểm tra mức nước làm mát trong bình chứa và đổ đầy lại nếu cần.
Cách pha nước làm mát động cơ ô tô
Hãy kiểm tra cẩm nang của xe để có thể hiểu rõ cách vận hành cũng như biết được két nước cần bao nhiêu nước làm mát. Cách pha nước làm mát động cơ ô tô thông thường sẽ có tỉ lệ là 50:50. Có nghĩa là bạn sẽ pha 50% nước làm mát động cơ cùng với 50% nước cất sau đó cho vào đầy bình tản nhiệt.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý để đổ đầy bình nước phụ (overflow reservoir) cũng bằng tỉ lệ 50:50. Sau khi đã cho nước làm mát động cơ mới theo tỉ lệ trên, vẫn mở nắp bình, bạn đề máy động cơ để có thể làm nóng bộ tản nhiệt một cách chậm rãi. Khi mực nước làm mát trong bình hạ xuống từ từ, trong lúc đó sẽ có bong bóng khí khá lớn từ trong lòng bình thoát ra vì hệ thống đang thải khí ra ngoài. Bạn cần để ý cây kim trên đồng hồ nhiệt, tránh cho chỉ báo động cơ quá nóng. Chú ý, nếu động cơ chạy quá nóng, hãy cho thêm nước làm mát vì có thể không khí trong hệ thống tản nhiệt vẫn chưa thoát ra hết.
Bạn có thể thực hiện việc thay nước làm mát ô tô ngay tại nhà. Tuy nhiên để yên tâm hơn cũng như để đảm bảo về chất lượng của việc bảo trì bảo dưỡng, hãy liên hệ ngay cho Minh Hưng Lợi – nhà phân phối nước làm mát và dầu nhớt uy tín tại Đà Nẵng.
Trên đây là những thông tin về Cách pha nước làm mát cho động cơ ô tô mà MHL chia sẻ. Hi vọng, bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho độc giả.
Nguồn: sưu tầm