Các bước tự thay nước làm mát ô tô tại nhà đơn giản và nhanh chóng
Vai trò quan trọng của nước làm mát ô tô
Trong quá trình di chuyển, lượng nhiệt sinh ra trong khoang động cơ xe rất lớn do có sự đốt cháy nhiên liệu và ma sát từ các chi tiết máy. Nếu nhiệt độ quá cao duy trì trong thời gian dài, không chỉ động cơ mà các chi tiết khác của xe cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, gây hư hỏng nghiêm trọng và tốn nhiều chi phí sửa chữa.
Để giải quyết tình trạng này, hệ thống làm mát đã được ra đời với hai cơ chế: làm mát bằng không khí và làm mát bằng chất lỏng. Tuy nhiên, hệ thống làm mát bằng không khí lại không được đánh giá cao dù có mức giá thành tương đối rẻ. Do đó, hầu hết dòng xe hiện nay đều được trang bị hệ thống làm mát bằng chất lỏng với hiệu quả tản nhiệt vượt trội và ổn định hơn.
Hệ thống làm mát bằng chất lỏng có một két nước chứa dung dịch nước làm mát, thực hiện nhiệm vụ hấp thụ lượng nhiệt rất lớn sinh ra từ khoang động cơ trong quá trình vận hành. Sau đó, lượng nước làm mát này di chuyển ngược về két nước để tiến hành quá trình tản nhiệt và tiếp tục được đưa đến khoang động cơ nhằm đảm bảo nhiệt độ ở khu vực này luôn nằm trong mức ổn định nhất.
Không thể phủ nhận tác dụng của nước làm mát ô tô là rất cần thiết trong quá trình động cơ vận hành. Nhờ nước làm mát, nhiệt độ khoang động cơ luôn được kiểm soát ở mức lý tưởng nhất, hạn chế tối đa những hỏng hóc và trục trặc không đáng có. Tuổi thọ của các trang thiết bị vận hành ô tô cũng được kéo dài hơn, đem lại cho chủ xe những giây phút lái xe an toàn.
Khi nào cần thay nước làm mát ô tô?
Để đảm bảo động cơ cùng các trang bị vận hành luôn hoạt động một cách bình thường trong ngưỡng nhiệt độ cho phép, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra nước làm mát ô tô. Két chứa nước làm mát thường được đặt ngay bên trong khoang động cơ, phía dưới nắp ca-pô.
Nếu kiểm tra bằng mắt thường, hãy đảm bảo rằng lượng nước làm mát trong két luôn nằm ở mức cho phép (giữa vị trí của “Low” và “Full” hoặc “Min” và “Max”).
Ngoài ra, trong quá trình di chuyển, người lái có thể theo dõi tình trạng của hệ thống làm mát động cơ thông qua cụm đồng hồ kỹ thuật số. Nếu kim đồng hồ ở ngưỡng mức C (Cool) tức là nhiệt độ khoang động cơ đang rất ổn định. Trong trường hợp kim đồng hồ ở gần ngưỡng mức H (Hot), người lái nên cân nhắc đến việc kiểm tra hệ thống làm mát, thay thế hoặc bổ sung nước làm mát ô tô.
Hướng dẫn cách thay nước làm mát ô tô tại nhà
Trước khi tiến hành thay nước làm mát tại nhà, chủ xe cần chú ý sử dụng đúng loại dung dịch mà động cơ đang sử dụng, đặc biệt tránh trộn lẫn nhiều loại với nhau. Bên cạnh đó, nên trộn đúng tỷ lệ 50/50 đối với nước làm mát và nước lọc sinh hoạt.
Việc sử dụng dung dịch nước làm mát quá đặc sẽ gây tổn hại đến két nước và các đường ống dẫn nước trong hệ thống làm mát động cơ.
Bước 1. Xả toàn bộ nước làm mát cũ ra khỏi hệ thống
Tương tự như thay dầu máy, trước khi thay nước làm mát mới, chủ xe cần kiểm tra lượng nước làm mát cũ còn tồn đọng trong két nước và tiến hành xả toàn bộ ra ngoài:
• Đảm bảo rằng động cơ xe đã tắt và khoang động cơ đã hoàn toàn nguội.
• Xác định vị trí của bình nước tản nhiệt: Mở nắp bình tản nhiệt ra, nâng xe lên và mở lỗ thoát nước nằm ở dưới đáy của bình tản nhiệt. Nên đặt một chiếc xô hoặc chậu lớn ở phía dưới đáy bình tản nhiệt để chứa toàn bộ nước làm mát cũ chảy ra.
• Sau khi đã xả hết toàn bộ lượng nước làm mát cũ, hãy đóng lỗ thoát nước lại và tiến hành súc rửa bình nước tản nhiệt. Để thực hiện, đổ đầy nước lọc sinh hoạt vào, đậy nắp bình tản nhiệt lại và nổ máy động cơ trong khoảng 5 phút để lượng nước lọc có thể lưu chuyển trong hệ thống làm mát.
• Tắt máy xe và thực hiện lại từ đầu nhằm đảm bảo hệ thống làm mát đã được vệ sinh một cách toàn diện nhất. Sau đó, xả toàn bộ lượng nước lọc ra bằng cách mở lỗ thoát nước dưới đáy bình tản nhiệt.
Bước 2. Pha chế dung dịch nước làm mát mới
• Kiểm tra kỹ thể tích bình nước tản nhiệt của xe và tính toán lượng nước làm mát cần thiết.
• Pha hỗn hợp gồm nước làm mát và nước lọc theo tỉ lệ 50/50.
Tiến hành thay nước làm mát ô tô sau khi đã sục sửa bình tản nhiệt (Nguồn: Sưu tầm)
Bước 3. Thay nước làm mát mới
• Đổ toàn bộ hỗn hợp nước làm mát vừa pha ở Bước 2 vào bình nước tản nhiệt của xe.
• Giữ nắp bình nước tản nhiệt luôn ở trạng thái mở, nổ máy động cơ cho đến khi thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt khí trên bề mặt.
• Theo dõi nhiệt độ của động cơ thông qua kim đồng hồ nhiệt ở cụm đồng hồ kỹ thuật số. Khi đã thấy ổn định, bạn đóng nắp bình nước tản nhiệt lại.
Nước làm mát ô tô nói riêng và hệ thống tản nhiệt của động cơ nói chung rất quan trọng đối với “xế cưng” trong quá trình vận hành. Do đó, hãy thường xuyên theo dõi tình trạng của lượng nước làm mát trong két nước và thực hiện thay thế, bổ sung khi cần thiết nhằm đảm bảo chiếc xe luôn hoạt động ở mức bình thường.
Xem thêm: cho thuê văn phòng ảo tại Đà Nẵng
Nguồn: Sưu tầm