Chất phụ gia là gì? Vai trò của các chất phụ gia như thế nào?
Chất phụ gia nhớt là gì?
Bạn có biết, thông thường mọi loại dầu nhớt sẽ bao gồm 2 thành phần chính là: dầu gốc và các chất phụ gia. Vậy tại sao phải thêm chất phụ gia nhớt để làm gì, có nhất thiết phải có mặt thành phần này hay không?
Được biết, dầu gốc là được các hãng sản xuất từ dầu mỏ thiên nhiên hoặc tổng hợp. Tuy nhiên, hầu như người ta không thể sử dụng dầu nhớt cho xe máy mà chỉ có mỗi dầu gốc, bởi tính chất hóa lý của nó chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ động cơ.
Để cải thiện và đáp ứng những yêu cầu cao cho sự hoạt động của khối động cơ, các hãng bắt buộc phải pha trộn thêm thành phần thứ hai là các chất phụ gia. Theo đó, phụ gia là các chất hữu cơ, vô cơ hoặc nguyên tố có tác dụng cải thiện một hay nhiều tính chất nhất định của dầu gốc
Ngày nay, dầu nhớt ngày càng được tăng cường bỏ thêm nhiều chất phụ gia khác nhau, để đạt được các tính năng, nhiệm vụ khác nhau.
Yêu cầu của một chất phụ gia nhớt là gì?
Một thông tin cũng không kém phần quan trọng trước khi tìm hiểu chất phụ gia nhớt để làm gì? Rằng là trong dầu nhớt, chất phụ gia có nồng độ nằm trong khoảng 0,01 – 5%, trong những trường hợp đặc biệt có thể lên tới 10%, và nó cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định.
Yêu cầu của một chất phụ gia trong dầu nhớt là gì?
Cụ thể, những yêu cầu này là:
- Dễ hòa tan trong dầu nhưng không tan (hoặc ít hòa tan) trong nước.
- Không bị phân hủy bởi nước và kim loại.
- Tương hợp với dầu gốc
- Không bị bốc hơi ở điều kiện làm việc của hệ thống dầu nhờn
- Không độc, rẻ tiền, dễ kiếm.
Chất phụ gia nhớt để làm gì?
Sau khi hiểu rõ chất phụ gia là gì và một số yêu cầu chung của nó trong dầu nhớt, thì là lúc chúng ta cùng nhau giải đáp chất phụ gia nhớt để làm gì?
Mục đích quan trọng nhất của phụ gia là giúp cho dầu nhớt có được những tính chất quan trọng mà dầu gốc không có, và đường nhiên sẽ giúp cho động cơ xe hoạt động tốt hơn.
Hiện nay, chất phụ gia có nhiều loại khác nhau, theo đó, mỗi loại sẽ có những chức năng khác nhau. Dưới đây là một số loại phổ biến mà bạn nên biết.
- Phụ gia tăng chỉ số độ nhớt: chất này được thêm vào nhằm giúp dầu nhờn có độ nhớt ít phụ thuộc vào nhiệt độ, từ đó bảo vệ động cơ hoạt động tốt ở nhiều điều kiện khác nhau.
- Phụ gia chống oxy hóa dầu: đây là phụ gia giúp dầu không bị phân hủy và oxy hóa dưới các điều kiện “khó chịu” như nhiệt độ cao, áp suất lớn.
- Phụ gia chống ăn mòn: nó có tác dụng trung hòa các axit sinh ra trong quá trình động cơ hoạt động và bảo vệ các bề mặt kim loại.
- Phụ gia tẩy rửa: để ngăn cản, loại trừ các cặn không tan trong dầu (cặn sạn, cacbon, hợp chất chì,…)
- Phụ gia phân tán: loại này hoạt động ở nhiệt độ thấp, giúp ngăn ngừa, làm chậm quá trình tạo cặn và lắng đọng.
- Phụ gia ức chế gỉ: thường được pha vào dầu với tỷ lệ 0,1 – 1%, làm chức năng chống gỉ
- Phụ gia giảm biến tính, giảm ma sát: tăng độ bền của màng dầu, giữ bề mặt kim loại tách rời nhau, ngăn không cho lớp dầu bị phá hoại
- Phụ gia hạ điểm đông đặc: với nhiệt độ thấp, cần có chất này để tăng khả năng lưu động của dầu
- Phụ gia ức chế tạo bọt: bọt làm ảnh hưởng xấu tới tính bôi trơn, nên cần thêm chất phụ gia ức chế nó.
Trong các loại phụ gia trên được liệt kê ở trên, phụ gia tăng chỉ số độ nhớt, chống oxy hóa, chống ăn mòn là những phụ gia được xem là đóng vai trò quan trọng nhất cho dầu nhờn động cơ 4 thì, loại động cơ phổ biến nhất hiện nay trên thị trường xe máy.
Và tùy theo công dụng bôi trơn và điều kiện làm việc của dầu nhớt khác nhau (nhiệt độ, áp suất), mà các loại dầu gốc và phụ gia được chọn lọc với tỉ lệ thích hợp tạo thành một công thức dầu.
Trên đây là một vài chia sẻ ít ỏi về chất phụ gia trong dầu nhớt cũng như giải đáp thắc mắc “chất phụ gia nhớt để làm gì?”. Hy vọng những thông tin này thật sự thú vị và hữu ích với các bạn đọc nhé.
Xem thêm: Mỡ bôi trơn tại đà nẵng
Nguồn: sưu tầm